Bị bắt Lê Công Định

Lúc 11 giờ 10 phút[29], ngày 13 tháng 6 năm 2009, nhân viên Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an Việt Nam đã bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do "có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Vũ Hải Triều cho hay, đã thu được rất nhiều tài liệu, chứng cứ âm mưu lật đổ Nhà nước Việt Nam của luật sư Lê Công Định.[2]

Cơ sở chứng cứ và pháp lý để bắt khẩn cấp

Theo cơ quan an ninh Việt Nam, khi bắt khẩn cấp, đã có chứng cứ dựa trên những tài liệu của luật sư Lê Công Định, do Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 cung cấp[22]. Từ tài liệu này, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP.Hồ Chí Minh, có quyết định trưng cầu giám định vào ngày 5 tháng 12 năm 2008, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch, TP Hồ Chí Minh ra kết luận giám định số 76/KLGĐTP khẳng định "Tài liệu của Lê Công Định có những nội dung phản động, tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, vi phạm các quy định tại Khoản 1, 2, 4 Điều 10 của Luật Xuất bản, Luật Báo chí và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật…".[10]

Nhận tội

Ngày 18 tháng 6, ông Vũ Hải Triều, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an) tuyên bố với báo rằng sau khi bị tạm giữ, Lê Công Định đã thành khẩn khai báo.

Theo Dân Trí, ông Lê Công Định khai rằng, từ 1/3/2009 đến 3/3/2009 ông đã tham gia "khoá huấn luyện bất bạo động", hướng dẫn các học viên cách thức tổ chức biểu tình, bạo loạn lật đổ chế độ theo phương thức cách mạng màu do tổ chức Việt Tân chủ trì tại Pattaya, dưới sự hướng dẫn của hai người Serbia. Ngày 26/3, đến Phuket để bàn bạc với một số cán bộ của Việt Tân về tình hình kinh tế chính trị Việt Nam, bàn chủ trương thành lập Đảng Lao động Việt Nam và Đảng xã hội Việt Nam.

Ông Định cũng thừa nhận việc phụ trách viết blog của "Đảng lao động Việt Nam" trên mạng Internet và tham gia biên soạn, sửa chữa bản điều lệ của "Đảng Dân chủ Việt Nam", và ông đã ký bản tường trình nhận tội có nội dung: "Tôi thấy những việc làm trên của tôi đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Tôi rất ân hận với những hành vi sai trái của mình. Tôi mong được Nhà nước xem xét cho tôi hưởng lượng khoan hồng".[30]

Ngày 19 tháng 8, trên truyền hình Việt Nam, Lê Công Định và một số nhân vật bất đồng chính kiến khác đã phát biểu, trong đó ông Lê Công Định đã nêu tên một loạt nhà ngoại giao Mỹ tại Đông Nam Á và Việt Nam đã có những gợi mở và ủng hộ hoạt động chống Đảng Cộng sản Việt Nam báo gồm cả ông tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh.[31]

Trong cuộc bàn tròn trực tuyến của BBC nhân chủ đề mùa 'Dân chủ' hôm 22/01/2015, Luật sư Lê Công Định nói 'video nhận tội' mà chính quyền phát trên truyền thông chính thức đã bị an ninh VN 'thu làm nhiều lần', được 'sắp đặt lại', 'cắt ghép' cho tuyên truyền của chính quyền.[32]

Phản ứng bên ngoài

  • Bộ ngoại giao Hoa Kỳ quan ngại về việc bắt luật sư Lê Công Định, cho rằng việc này đi ngược lại với cam kết của chính phủ Việt Nam trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền và pháp quyền và yêu cầu chính phủ Việt Nam thả ông.[33][34]
  • Bộ ngoại giao Việt Nam cho rằng việc bắt giữ luật sư Lê Công Định đã được tiến hành theo đúng trình tự của pháp luật Việt Nam[35] và "việc xử lý những người vi phạm pháp luật là cần thiết và là việc làm bình thường của các quốc gia trên thế giới".[36]
  • Các tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế, Phóng viên không biên giớiTổ chức Theo dõi Nhân quyền tỏ ra quan ngại sâu sắc và kêu gọi chính phủ Việt Nam thả luật sư Lê Công Định ngay lập tức và vô điều kiện vì "Ai cũng có quyền có ý kiến và thể hiện ý kiến trước công chúng một cách hòa bình ngay cả trong trường hợp các ý kiến đó chỉ trích chính quyền".[33][37][38][39]
  • Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người đồng chủ trì và sáng lập trang mạng đang thu hút nhiều dư luận trong và ngoài nước, vốn phản đối dự án khai thác Bauxite của Chính phủ ở Tây Nguyên[40], nói ông rất ngạc nhiên và buồn trước tin luật sư Lê Công Định bị bắt, vì trước đó không lâu, báo Tuổi trẻ còn đánh giá rất cao về trình độ, nhân cách của ông Lê Công Định. Ông cho rằng:[41] "Báo chí ở Việt Nam chỉ đi lề bên phải. Cho nên cái mà gọi là tin vào báo chí, thì tôi không tin."
  • Nhà báo, kiêm nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từ Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho hay vụ bắt giữ vị luật sư nổi tiếng 41 tuổi từ Sài Gòn, đang làm cho giới trí thức, nhiều bộ phận quần chúng nhân dân khác, kể cả những người hành nghề luật sư trong lĩnh vực nhân quyền quan tâm sâu sắc và đặt ra nhiều câu hỏi về động cơ và thông điệp thực sự của vụ bắt giữ.[41]
  • Hai ngày sau khi Lê Công Định bị bắt khẩn cấp, Đài Tiếng nói Việt Nam đã có phát lên sóng bài khẳng định rằng Luật sư Lê Công Định đã được chế độ ưu đãi "cho ăn học đến nơi đến chốn" nhưng đã mưu toan lật đổ chế độ, có ý đồ đen tối và thể hiện bằng hành động trắng trợn, "chỉ có những phần tử đi ngược lại lợi ích của đất nước, của dân tộc mới có thể bao che và bênh vực cho những hành vi chống phá của Lê Công Định" và báo cũng khẳng định đây là vấn đề hình sự chứ không phải là vấn đề chính trị.[42]
  • Ngày 22 tháng 6 năm 2009, Sứ bộ Liên hiệp châu Âu qua lời ông Roman Musil, Đại sứ quán Czech tại Hà Nội cho biết: "Các lãnh đạo Sứ bộ EU tại Hà Nội quan ngại về điều kiện ông bị bắt giữ, việc không được tư vấn pháp lý, và vụ phát trên đài truyền hình quốc gia và các kênh truyền thông đoạn video ba phút như là ông Định đang đọc lời thú tội..." Và "Các lãnh đạo Sứ bộ EU kêu gọi chính phủ Việt Nam thả nhanh chóng Luật sư Lê Công Định cùng tất cả những ai hoạt động bất bạo động bị giam giữ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận của họ một cách hòa bình...". Cùng ngày, Liên hiệp châu Âu chính thức lên tiếng nhắc lại lời kêu gọi Việt Nam thả ông Định một cách nhanh chóng.[43]
  • Chiều ngày 22 tháng 6 năm 2009, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh đã họp xem xét tư cách của luật sư Lê Công Định.Ban chủ nhiệm thống nhất ra quyết định xử lý sai phạm của ông Lê Công Định bằng hình thức kỷ luật cao nhất: xoá tên khỏi đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh. Lý do đưa ra là luật sư Lê Công Định đã có hành vi vi phạm pháp luật, bị cơ quan an ninh điều tra khởi tố và bắt tạm giam, vi phạm điểm g, khoản 1, điều 9 Luật Luật sư; điều 1 và điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư.[44]

Truyền thông

Trong nước

Chỉ qua ngày thứ hai sau ngày bắt khẩn cấp luật sư Lê Công Định (tức ngày 15/3/2009), sau khi các báo đồng loạt đăng tải vụ luật sư Lê Công Định bị bắt vì có những hoạt động chống Nhà nước đã làm cho đại diện các giới đồng bào, tầng lớp nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng vào truyền thông chính thức, đồng loạt lên tiếng phản đối việc làm vi phạm pháp luật của luật sư Lê Công Định. Trong đó Luật sư Phạm Vĩnh Thái, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định Lê Công Định có sự bất mãn với chế độ này rồi lại quay ra tìm cách chống đối... và theo ông đây là hành động mà Hiến pháp và pháp luật Việt Nam "nghiêm cấm và thẳng tay trừng trị"[45]. Cũng trong ngày này Đài Tiếng nói Việt Nam khẳng định:"đông đảo nhân dân Việt Nam kiên quyết không để cho những phần tử như Lê Công Định tiến hành những hoạt động sai trái, lật đổ Nhà nước XHCN Việt Nam."[46] và nhận định này cũng được Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam nhắc lại ngày hôm sau.

Ngoài nước

Phản ứng lại việc nhà nước Việt Nam cho công chiếu đoạn băng nhận tội của Lê Công Định, cũng như một số nhà hoạt động dân chủ khác, chính phủ Hoa Kỳ, đại diện bởi Đại sứ Michael Michalak đã bày tỏ sự thất vọng trước cách hành xử này. Theo ông, nhiều nơi trên thế giới xem các hoạt động của luật sư Lê Công Định là các bàn luận thông thường nhằm xây dựng một nhà nước pháp quyền. Ông cảm thấy "khó chịu" vì miêu tả tiêu cực về các trợ giúp của Hoa Kỳ.[47]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lê Công Định http://www.luatsu.asia/Page/NewsDetail.aspx?NewsID... http://www.reuters.com/article/worldNews/idUSTRE57... http://www.saigon.com/pipermail/vnbiz/2002-Decembe... http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_3841... http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2009/06a/124797.h... http://www.bauxitevietnam.info/ http://www.danchimviet.info/archives/66345 http://archive.is/hSphl#selection-1209.0-1209.112 http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2009/06/3BA106DC... http://vnexpress.net/GL/Phap-luat/2010/01/3BA17F67...